Hiện nay, với sự lớn mạnh của việc đô thị hóa, kèm theo đó là sự phát triển của rất nhiều khu công nghiệp , nhà máy…Nên ô nhiễm môi trường là đều tất yếu. Chính vì thế quan trắc môi trường nước là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển ngày nay.
1. Quan trắc môi trường là gì
Quan trắc môi trường hay quan trắc môi trường xung quanh là
hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ. Mục đích của việc
làm này nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản
xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.
Quan trắc môi trường nươc cần thiết không |
- Tại sao phải quan trắc môi trường?
Các căn cứ pháp lý:
Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường;
Nghị định 40/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (có sửa
đổi Nghị định 18/2015/NĐ-CP);
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư 24/2017/TT_BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi
trường;
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động
phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường bắt buộc phải Quan trắc môi
trường.
2. Phân loại quan trắc môi trường theo quy định
Quan trắc môi trường được quy định rõ ràng theo quy định của
pháp luật . Tuy nhiên trải từng thời kì thì những quy định nay đã có những thay
đổi nhất định để có thể phù hợp với từng địa điểm cũng như khu vực. Về cơ bạn
thì quy đinh quan trắc môi trường bao gồm:
- Quan trắc môi trường đất nền
Quan trắc môi trường đất nền đó là cung cấp những đánh giá về
diễn biến môi trường. Những diễn biến chất lượng này được đánh giá dựa trên quy
mô quốc gia để hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thực trạng môi
trường. Bên cạnh việc cung cấp các đánh giá, quan trắc môi trường nền còn giúp
cảnh báo những diễn biến bất thường của môi trường và kịp thời đưa ra hướng giải
quyết khắc phục ô nhiễm.
- Quan trắc môi trường nước
Theo như quy định của thông tư được Bô TN& MT ban hành
quan trắc môi trường nước bao gồm quá trình đo đạc cũng như đánh giá về chất lượng
nước ở tất các lĩnh vực và loại hình
- Môi trường nước lục địa: Bao gôm nước thải, ao hô, sông suối….
ần suất được quy định với môi trường mặt nước lục địa trung bình tần suất thực
hành là trong khoảng 6 lần/năm.
- Môi trường nước biển: Đây là môi trường thuộc dạng biến đổi
vì vậy việc quan trắc vì vậy rất nên quá trình quan trắc thường diễn ra lâu hơn
vơi thời gian từ khoảng 3 năm – 5 năm/lần.
- Quan trắc tiếng ồn
Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT quy định về quan môi trường tiếng
ồn, theo đó: Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu
chuẩn cho phép, phân biệt nhóm các loại tiếng ồn Từ đó đưa ra được những đánh
giá cũng như cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn. Hiện nay tần suất quy định số lần
quan trắc môi trường tiếng ồn và độ rung trung bình được chỉ định tối thiểu là
4 lần trong 1 năm.
- Quan trắc môi trường không khí
Đây là quá trình sử dụng một tổ hợp các máy móc thiết bị có
khả năng đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tự động,
liên tục và truyền trực tiếp dữ liệu về trung tâm quản lý, phục vụ công tác quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Các quy định trong quan trắc môi trường xung quanh
3.1. Các chỉ tiêu đo quan trắc
Quan trắc môi trường không khí xung quanh: tiếng ồn, độ
rung, CO2, NO2, SO2,…;
Quan trắc môi trường nước thải: pH, COD, BOD, Nitrat,
Phosphat, Amoni, Kim loại nặng,…;
Quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, đất,…
3.2. Tần suất quan trắc môi trường
Tần suất quan trắc môi trường nước |
Theo quy định tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT, tần suất quan
trắc môi trường được quy định như sau:
Môi trường không khí: 06 lần/năm - 02 tháng/lần;
Môi trường nước mặt: 06 lần/năm - 02 tháng/lần;
Môi trường nước ngầm, nước thải: 04 lần/năm – 03 tháng/lần;
Môi trường đất: 01 lần/năm.
3.3. Báo cáo quan trắc môi trường
Báo cáo quan trắc môi trường được xây dựng dựa trên Biểu mẫu
A1 (Phụ lục V) – Thông tư 43/2015/TT-BTNMT. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc gửi về Ban Quản lý KCN (nếu doanh
nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN)
3.4. Xử phạt hành chính
Mức xử phạt hành chính trong hoạt động quan trắc môi trường
được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xem thêm: [Chia sẻ] 10 phương pháp xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình tại nhà
4. Lợi ích khi thực hiện đo kiểm môi trường xung quanh?
Bên cạnh những quy định về quan trắc môi trường hiện nay việc
quan trắc môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày.
·
Tuân thủ quy định pháp luật: pháp luật quy định
tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh
hưởng đến môi trường bắt buộc phải quan trắc môi trường. Từ đó tránh được các rủi
ro pháp lý, giảm thiểu các chi phí liên quan đến pháp lý cho doanh nghiệp;
·
Đáp ứng hệ thống quản lý môi trường: quá trình
theo dõi các yếu tố môi trường sẽ cung cấp nguồn thông tin trực tiếp từ những
chuyển biến của môi trường để từ đó cập nhật thông số theo dõi với hệ thống quản
lý môi trường;
·
Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu đến môi
trường: kịp thời theo dõi những ảnh hưởng xấu tác động đến môi trường xung
quanh, từ đó có những giải pháp ngay lập tức và nhanh chóng để ngăn chặn các diễn
biến xấu nhất vó thể xảy đến;
·
Đánh giá được môi trường của doanh nghiệp và khu
vực: biết được thực trạng môi trường xung quanh doanh nghiệp có bị ô nhiễm hay
không. Kiểm soát môi trường trong điều kiện có thể của con người đang làm việc
hoặc lãnh thổ nơi chúng ta sinh sống;
·
Giúp định hướng phát triển môi trường bền vững:
phát triển xa hơn về những định hướng cho môi trường theo nguyên tắc và quy luật
phù hợp nhất;
·
Kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm đến sức khỏe con
người: quan trắc môi trường là một việc làm cần thiết để phát hiện sớm các nguy
cơ cũng như rủi ro đến từ tai nạn nghề nghiệp trong đời sống hàng ngày đối với
người lao động.
Quan trắc môi trường là một trong những việc làm cần thiết của
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu pháp lý và mang đến một môi trường toàn diện để
con người và các sinh vật sinh sống và phát triển.
5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường tại Việt Nam
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường số
2859/QĐ-BTNMT Về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường. Chứng nhận: Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Thành Tín có đầy đủ điều
kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số
127/2014/NĐ-CP.
Thành Tín cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường, mang lại
nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp với dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp của
chúng tôi:
Thành Tín được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo Quyết định số 2859/QĐ-BTNMT của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Đảm bảo quy trình đủ tính khả thi, trang thiết bị máy móc hiện
đại, phương pháp quan trắc khoa học và logic;
Đảm bảo chương trình quan trắc đáp ứng đủ theo quy định cho
doanh nghiệp;
Tuân thủ quy trình phương pháp và bảo quản từng thành phần
thông số môi trường cần quan trắc;
Giảm chi phí và thời gian: Bên cạnh hỗ trợ quan trắc môi trường,
Thành Tín còn cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động, giúp giảm thiểu
chi phí và thời gian cho doanh nghiệp từ các điểm đo có thể trùng lặp khi thực
hiện hai hoạt động quan trắc cùng một thời gian.
Mọi thắc mắc hay yêu cầu quan trắc môi trường Quý khách hàng
liên hệ Thành Tín qua hotline 0964511345, hoặc để lại thông tin liên lạc để được
hỗ trợ tốt nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét